Các chuyên gia cho rằng, xe máy dầu khi gặp trời lạnh sẽ khó khởi động hơn xe máy xăng. Điều này là do nguyên lý vận hành của hai loại động cơ này khác nhau.
Với xe sử dụng máy xăng, động cơ sẽ dùng bugi đánh lửa để đốt hỗn hợp xăng và không khí. Trong khi đó, xe máy dầu diesel không dùng bugi đánh lửa mà sử dụng nhiệt lượng từ khí nén để đốt dầu trong buồng đốt. Điều này đồng nghĩa với việc nhiệt độ không khí càng cao thì động cơ càng dễ khởi động và ngược lại.
Không khí quá lạnh sẽ khiến dầu dễ bị đông đặc hơn. Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5689:2013 về nhiên liệu diesel (DO), điểm đông đặc của diesel là 6 độ C, có nghĩa là ở ngưỡng xung quanh nhiệt độ này, lớp nhiên liệu trên bề mặt bầu lọc đã bắt đầu đóng màng và đông lại, che kín hết bề mặt lọc, làm giảm lượng nhiên liệu cấp cho buồng đốt. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc xe khó khởi động, hoặc có nổ máy được cũng sẽ lịm ngay.
Nhiệt độ thấp cũng làm dầu bôi trơn trở nên đặc hơn, khả năng bôi trơn giảm xuống, tăng lực cản làm quá trình khởi động khó khăn hơn. Nhiều trường hợp xe đề dai do động cơ chưa đạt được tốc độ quay cần thiết thì ắc-quy đã hết điện, dẫn đến chiếc xe phải "nằm im".
Trao đổi với VietNamNet, kỹ sư ô tô Trần Duy Dũng - Giám đốc kỹ thuật Gara ô tô TYD Học viện Kỹ thuật Quân sự (Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng, ngoài nguyên nhân liên quan đến đông đặc dầu kể trên, lý do chủ yếu khiến xe ô tô máy dầu ở Việt Nam khó khởi động là do bugi sấy bị trục trặc.
"Bugi sấy trên xe máy dầu hoạt động bằng điện, được kích hoạt ngay khi mở khoá điện của xe. Bugi sấy có một đầu kim loại mỏng và nhỏ giúp làm nóng nhanh hỗn hợp không khí và diesel trước khi vào trong buồng đốt. Với nhiệt độ ngoài trời cao thì kể cả bugi sấy bị hỏng cũng không ảnh hưởng đến việc khởi động xe, nhưng khi nhiệt độ xuống quá thấp mà bộ phận này không hoạt động thì động cơ rất khó hoạt động ngay được", kỹ sư Dũng phân tích.
Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng cho rằng, đối với xe sử dụng động cơ diesel, việc duy trì áp suất dầu là rất quan trọng. Với các xe máy dầu đời cũ, hệ thống đường ống, dây dẫn, xéc-măng,... kém làm xe dễ bị "tụt dầu", khiến lượng dầu không đủ để khởi động "một phát ăn liền".
Chính vì lẽ đó, ở hầu hết các dòng xe máy dầu hiện nay đều có 1 bộ phận bơm tay, mục đích là giúp tăng áp suất dầu trên các đường ống và dây dẫn trong trường hợp áp suất bị tụt.
Những cách khắc phục hiện tượng đề dai, khó nổ với xe máy dầu
Với các nguyên nhân kể trên, các chuyên gia về kỹ thuật ô tô cho rằng, nếu chiếc xe của bạn khó khởi động khi trời lạnh, không nên quá lo lắng mà cần thực hiện theo các cách sau đây:
- Bật tắt chìa khoá vài lần:
Thao tác đầu tiên khi ngồi lên xe máy dầu đó là bật/tắt khóa điện nhiều lần để kích hoạt bugi sấy nóng không khí và các đường dẫn dầu. Khi cắm chìa khóa vào ổ, bật chìa khóa để ở vị trí ON sẽ có ký hiệu đèn báo sấy (thường có hình lò xo màu vàng) hiện lên, sau đó lại tắt bằng cách xoay khóa điện về OFF.
Với xe khởi động bằng nút bấm Start/Stop, bật khoá điện để sấy nóng bằng cách ấn nút Start/Stop Engine và không đạp phanh. Lúc này, hệ thống điện trên xe sẽ chuyển tuần tự theo OFF-ACC-ON-OFF.
Làm tương tự như vậy khoảng 4 đến 5 lần tùy thuộc vào trời lạnh ít hay nhiều, sau đó đề ngay, động cơ sẽ dễ nổ hơn. Lúc động cơ đã nổ, bạn đừng đạp ga ngay mà để xe chạy không tải một lúc, sau đó đệm ga lên từ từ rồi mới khởi hành.
- Ấn bơm tay giúp lưu thông dầu tốt hơn
Trong trường hợp bật/tắt khoá điện vài lần nhưng vẫn không khởi động được xe, có thể lúc này nhiên liệu trong các đường ống bị thiếu, sẽ phải dùng đến bơm tay nằm trong khoang động cơ của xe. Bơm tay này thường có một núm tròn bằng cao su trên lọc nhiên liệu. Khi ấn nhiều lần vào bơm này sẽ giúp nhiên liệu lưu thông tốt hơn và điền đầy dầu vào bơm cao áp, giúp xe máy dầu dễ khởi động hơn trong trường hợp bị mất áp suất.
- Dùng nước sôi làm nóng nhiên liệu
Ngoài các cách trên, trong trường hợp xe đi ở vùng có nhiệt độ quá thấp (dưới 6 độ C), các "tài già" còn sử dụng nước sôi dội từ từ vào khu vực bơm cao áp và bầu lọc nhiên liệu để giúp dầu diesel không bị đông đặc, khiến việc lưu thông nhiên liệu dễ dàng hơn.
Thậm chí, nhiều tài xế xe tải còn đốt lửa ở khu vực bình chứa và đường ống dẫn dầu để làm nóng nhiên liệu. Tuy vậy, các chuyên gia không khuyến khích cách làm này.
- Sử dụng dầu nhớt cho mùa đông
Khi thường xuyên di chuyển trong vùng lạnh, các chuyên gia đưa ra lời khuyên bạn nên dùng dầu nhớt có độ nhớt thấp (loảng), chuyên sử dụng cho các điều kiện lạnh, ví dụ như dầu nhớt 0W30, 0W40,... Tuy vậy, cần tham khảo ý kiến các chuyên gia trước khi thay dầu để đạt hiệu quả tốt nhất.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Bên cạnh Tổ trưởng là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn, Tổ công tác có 4 Tổ phó gồm các ông: Đỗ Công Anh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT); Nguyễn Văn Việt, Giám đốc Sở NN&PTNT; Nguyễn Công Thành, Giám đốc Sở TT&TT; Trần Huy Oánh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Tổ công tác còn có 7 thành viên khác là: Quyền Giám đốc Sở GD&ĐT Đặng Thị Quỳnh Diệp; Quyền Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tuấn; Phó Giám đốc Sở Công Thương Võ Tá Nghĩa; Giám đốc Viễn thông Hà Tĩnh Trần Danh Việt; Giám đốc MobiFone Hà Tĩnh Nguyễn Thị Mai Loan; Giám đốc chi nhánh Viettel Hà Tĩnh Phan Văn Thái; và Giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Long Giang.
UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng thành lập Tổ giúp việc của Tổ công tác gồm 16 thành viên. Tổ trưởng Tổ giúp việc là ông Phương Đình Anh, Phó chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Đáng chú ý, Tổ giúp việc có 2 thành viên là các cán bộ của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT là bà Đào Hải Anh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn nghiệp vụ và hỗ trợ đánh giá hiệu quả đầu tư CNTT; và ông Lê Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý đầu tư ứng dụng CNTT.
Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 16/12/2020.
Một trong những nhóm mục tiêu cụ thể của đề án là đến năm 2025 có dịch vụ công trực tuyến mức 4 toàn hệ thống 3 cấp tỉnh, huyện và xã; tỷ lệ thủ tục hành chính giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến đạt tối thiểu 75%; chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đạt loại khá; và chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 85%.
Kết quả thực hiện đề án sẽ là cơ sở thực tiễn để nghiên cứu, xây dựng, ban hành các tiêu chí quốc gia về tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới nhằm triển khai trên toàn quốc.
Ngay trước đó, vào cuối tháng 10/2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Kế hoạch hướng tới mục tiêu đến năm 2030 chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, đưa Hà Tĩnh trở thành 1 trong 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chỉ số cao nhất về Chính phủ số, kinh tế số. Hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân.
Vân Anh
Một mục tiêu được UBND tỉnh Hà Tĩnh đặt ra trong kế hoạch chuyển đổi số của địa phương là nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu của cả nước về chỉ số phát triển Chính quyền số.
" alt=""/>Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa tham gia Tổ công tác chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh